Mã nguồn web là gì?
Mã nguồn website hoặc Source Code Web là một hệ thống gồm một hoặc nhiều file (tập tin) được viết bằng ngôn ngữ lập trình web bất kỳ. Những tập tin này giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của ứng dụng web với cơ sở dữ liệu. Tác dụng code xử lý là để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.
Mã nguồn web thường được biểu diễn dưới dạng văn bản trong chương trình lập trình. Mã nguồn sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên web.
Phân loại mã nguồn web: Có thể chia làm 2 loại chính
- Source code phía máy chủ web: gồm các ngôn ngữ lập trình xử lý trên server như PHP, JAVA, Python, Golang,…
- Source code phía máy client: các mã HTML, CSS, Javascript được trình duyệt hiển thị cho người dùng xem.
Mã nguồn mở là gì?
Mã nguồn mở (Open Source) được hiểu đơn giản là các phần mềm mà code của chúng được công khai để mọi người đều có thể tải xuống để sử dụng, chỉnh sửa và tùy chỉnh theo các mục đích riêng. Sau đó có thể đóng góp thêm vào nội dung của mã nguồn nhằm cung cấp những lợi ích và tính năng tốt hơn hơn cho cộng đồng sử dụng.
Một số ưu điểm của mã nguồn mở:
- Sử dụng miễn phí
- Khả năng bảo mật cao
- Có thể tùy chỉnh
- Tính ổn định
- Cộng đồng sử dụng lớn
Một số hệ thống mã nguồn mở phổ biến:
-
WordPress
- Dễ cài đặt, dễ sử dụng.
- Có kho giao diện và plugin miễn phí, khiến cho WordPress linh động hơn bất kỳ mã nguồn mở nào khác.
- Là nền tảng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện tại.
-
Joomla
- Phù hợp cho mọi đối tượng lập trình. Có giao diện đơn giản dành cho cả lập trình viên và quản trị Website.
- Có thư viện ứng dụng khổng lồ với hầu hết là miễn phí giúp người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng tính năng web.
- Không tốt cho SEO vì mã nguồn này làm SEO kém nhất trong 3 loại mã nguồn mở (Drupal, WordPress và Joomla)
- Joomla chỉ chạy tốt trên Server Linux trong khi Drupal và WordPress chạy tốt trên cả 2 server Linux và Windows.
-
Drupal
- Mã nguồn tối ưu giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống và nâng cao hiệu suất hoạt động.
- Tạo điều kiện tối đa cho các lập trình viên phát huy kỹ năng, mở rộng chức năng Website.
- Giao diện thân thiện với SEO nhưng mức độ chưa bằng WordPress.
- Quản lý và điều khiển nhiều Website cùng lúc dễ dàng.
Mã nguồn đóng là gì?
Mã nguồn đóng thường gọi là mã nguồn thương mại, nó được thiết kế và xây dựng theo từng yêu cầu cụ thể. Không dư thừa các chức năng không cần sử dụng, có cơ chế bảo mật riêng.
Mã nguồn đóng chỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần các cuộc tấn công. Tuy nhiên, tốc độ cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển. Do có quy trình riêng về bảo mật nên chỉ có đơn vị phát triển có thể điều chỉnh được.